Input là gì và tại sao bạn thực sự cần nó

From Antimoon Translation Project

bởi Tomasz P. Szynalski

Mô hình của việc học ngoại ngữedit

Có khi nào bạn tự hỏi rằng sao bạn có thể nói ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn dễ dàng đến vậy không? Bạn muốn nói một điều gì đó (Thể hiện ý nghĩa nào đó) và những cụm từ và mẫu câu đúng (về mặt ngữ pháp và cả về nghĩa - ND) xuất hiện trong đầu bạn. Phần lớn quá trình là vô thức: điều gì đó xuất hiện trong đầu bạn. Bạn không chắc rằng "chúng" đến từ đâu. Mô hình này sẽ giải thích điều này :

  1. Bạn thu nhận input (Ở đây input được hiểu là "đầu vào" trong ngôn ngữ, tức những gì bạn thu nhận, thu nạp được) - bạn đọc và nghe những mẫu câu ở những ngôn ngữ nhất định. Nếu bạn hiểu những câu này, nó sẽ được lưu trữ trong đầu bạn. Cụ thể hơn, chúng được lưu trữ trong phần não chịu trách nhiệm về mặt ngôn ngữ của bạn.
  2. Khi bạn muốn nói hoặc viết điều gì đó ở ngôn ngữ đấy (Khi bạn muốn tạo ra output - tức đầu ra ngôn ngữ, bao gồm nói và viết), bộ não của bạn sẽ tìm kiếm mẫu câu mà bạn đã nghe hoặc đọc trước đây - một mẫu câu tương ứng với điều bạn muốn thể hiện. Sau đó, nó bắt chước câu nói (Tạo ra một câu giống hệt hoặc tương tự vậy) và bạn nói câu của "chính bạn" ở ngôn ngữ đó. Quá trình này diễn ra trong vô thức: bộ não của bạn đảm đương nó một cách tự động.

Đôi lời bình về mô hình học ngoại ngữedit

Mô hình này thực sự rất đơn giản. Bộ não không thực sự tìm kiếm cả câu mà chỉ tìm kiếm các phần của câu. Nó có thể tự tạo lên những mẫu câu dài và phức tạp từ những phần nhỏ đó. Vậy nên, nó không chỉ "bắt chước" một mẫu câu tại thời điểm đó, ngược lại, nó sử dụng rất nhiều mẫu câu cùng lúc để xây dựng lên những câu ban đầu.

Ví dụ, nó "biết" rằng nó có thể lấy một từ ở một câu nó đã "nghe" và thay thế một từ tương ứng khác. Ví dụ, nếu nó đã từng nghe "Chú mèo ở dưới bàn", nó có thể dễ dàng tạo ra một mẫu câu tương tự như, "Chú chó ở dưới bàn" hoặc "Cuốn sách ở dưới ghế" (Nếu bộ não của chúng ta cũng đã từng nghe và hiểu những danh từ như chó, sách hay ghế) . Nó có thể thay thế nhiều hơn một từ, ví dụ "Chú mèo đang ở dưới cái bàn màu đen".

Bộ não còn có thể tạo ra những mẫu câu nâng cao khác. Giả sử, nếu bạn "input" 3 câu sau :

I like golf.

I like fishing for salmon.

Golf is relaxing.

Nó có thể tạo ra câu này:

Fishing for salmon is relaxing.

Ở đây, cụm danh từ với danh động từ? đã thay thế cho một danh từ thường (golf). Và kết quả là, chúng ta đã có môt câu gốc mà không hoàn toàn giống với các câu mà chúng ta đã tiếp thu (input)

Dù vậy nhưng nó vẫn không thể thay đổi một sự thật quan trọng rằng: Bộ não của chúng ta cần input. Nếu nó càng input được các câu đúng và dễ hiểu, thì nó có thể tạo ra càng nhiều câu và nó có thể bắt chước với tự tạo ra câu của riêng nó.

Mô hình "học ngoại ngữ" được mô tả ở trên về cơ bản là "comprehension hypothesis" ("input hypothesis" hay giả định về đầu vào, giả định về sự toàn diện - comprehension) bởi giáo sư Stephen Krashen (Đại học Nam California) và là một phần của hướng tiếp cận việc học ngoại ngữ "tự nhiên" của bác

Mô hình mô tả quá trình một đứa trẻ học và tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng. Đứa trẻ nghe từ bố mẹ hay từ những người khác. Bộ não của chúng thu thập các mẫu câu và trở lên tốt hơn trong việc tạo ra các câu của chính chúng. Đến khi 5 tuổi, đứa trẻ có thể nói một cách tương đối trôi chảy.

mô hình đó cũng đúng khi áp dụng vào việc học một ngôn ngữ khác. Thực thế, chúng tôi nghĩ rằng đây là cách duy nhất để học ngoại ngữ được tốt

Mô hình này có ý nghĩa gì với những người học ngoại ngữ?edit

Sau đây là những gì quan trọng về mô hình dưới góc nhìn của việc học ngoại ngữ:

  • Bộ não tạo ra những mẫu câu dựa trên những câu mà nó đã được thấy hoặc nghe (input). Vậy nên, cách mà nó trở lên tốt hơn trong việc này là đắm chìm mình trong thật nhiều "input" - Những câu (được viết hay được nói) đúng và dễ hiểu. Trước khi bạn có thể nói và viết bằng ngôn ngữ khác, nó cần được nạp "đủ" những mẫu câu đúng ở ngôn ngữ đó.
  • Output (Đầu ra, bao gồm speaking và writing) không quá quan trọng. Nó không phải là cách mà bạn nên dùng để cải thiện kĩ năng ngoại ngữ. Hãy nhớ rằng, bạn có thể khiến chính mình mắc sai lầm thông qua việc output từ sớm và output thiếu cẩn thận.
  • Bạn không cần các cấu trúc ngữ pháp. Bạn đã học ngôn ngữ đầu tiên của mình mà không hề học các thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) hay là trợ động từ. Bạn có thể học ngoại ngữ bằng cách đó nữa.

Input có thể thay đổi Tiếng Anh của bạn như thế nào?edit

Nếu bạn đã đọc một vài cuốn sách bằng Tiếng Anh, bạn sẽ thấy Tiếng Anh của mình trở nên tốt hơn. Bạn sẽ sử dụng nhiều từ vựng và ngữ pháp ở trường hay trong e-mail. Bạn sẽ bất ngờ bởi Tiếng Anh xuất hiện trong đầu bạn một cách tự nhiên khi bạn nói hoặc viết. Những thứ như thì quá khứ đơn hay cách dùng từ since sẽ tự nhiên thành một phần trong bạn. Bạn dùng nó tự động, không cần nghĩ trước khi output. Những cấu trúc câu sẽ tự nhiên xuất hiện trong đầu bạn

Việc sử dụng Tiếng Anh sẽ trở lên dễ dàng hơn, bởi bộ não của bạn sẽ chỉ lặp lại những gì mà nó đã thấy nhiều lần. Bằng việc đọc một cuốn sách bằng Tiếng Anh, bộ não của bạn được tiếp thu hàng ngàn câu Tiếng Anh. Chúng là một phần của bạn. Bạn sẽ không thể nào viết "feeled" nếu bạn đã thấy dạng đúng "felt" của nó 50 lần trong cuốn sách bạn đã đọc? Đơn giản là, bạn chẳng thể nào mắc lỗi nó được nữa

Bạn chắc chắn sẽ thấy được sự cải thiện trong bài kiểm tra Tiếng Anh của mình. Ví dụ, ở câu hỏi trắc nghiệm, bạn sẽ "thấy" đâu là câu trả lời đúng. Bạn có thể sẽ không hiểu tại sao nó đúng, nhưng bạn biết rằng nó đúng. Bạn sẽ biết bởi bạn đã đọc nó quá nhiều lần.

Nó đúng cho mọi từ và các cấu trúc ngữ pháp. Nếu bạn đọc Tiếng Anh, bạn có thể quên đi các cấu trúc ngữ pháp. Vứt cuốn sách ngữ pháp nào! Bạn chẳng cần biết về thì hiện tại hoàn thành. Bạn cũng chẳng cần biết cách người ta gọi tên nó, bởi sau một vài cuốn sách Tiếng Anh bạn đọc, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ thấy “I have seen Paul yesterday” là sai "ngữ pháp", còn “I saw Paul yesterday” thì đúng. Câu đầu nghe có vẻ sai. Làm cách nào bạn biết nó sai? Đơn giản thôi, bộ não bạn đã đọc về dạng đúng của nó tới 192 lần, còn câu sai kia thì bạn chưa thấy một lần nào cả

Bạn có biết sự khác nhau giữa một người học và một người bản ngữ không? Người bản ngữ "cảm thấy" cái gì đúng. Họ có thể nói cho bạn biết rằng câu này "nghe" tốt hoặc không tốt (hay thiếu tự nhiên) và họ còn không cần sử dụng đến các cấu trúc ngữ pháp để làm điều đó. Họ có thể làm được như vậy chỉ đơn giản bởi họ đã được nghe và đọc rất nhiều các câu Tiếng Anh trong cuộc sống của họ. Đó là điểm khác biệt duy nhất giữa người học và người bản ngữ - Số lượng input được nạp vào. Bạn cũng có thể sử dụng Tiếng Anh tương đương như người bản ngữ nếu bạn có đủ nhiều "input".

Làm thế nào mà tôi đã nhận ra tôi là người bản ngữ?edit

Tôi sẽ chẳng thể nào quên được lần đầu tiên tôi mở cuốn Practical English Usage (Một cuốn sách tuyệt vời để tham khảo về cách sử dung và ngữ pháp Tiếng Anh). Nó vào khoảng cuối trung học và lúc đó tôi đã có thể sử dụng thành thục Tiếng Anh. Cuốn sách đó có đầy những cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh và các vấn đề khi sử dụng Tiếng Anh như " Khi nào bạn nên dùng below hay khi nào thì dùng under" và "Bạn có thể biểu đạt những gì với từ must". Mỗi vấn đề đều có các câu ví dụ đi kèm (Những cách đúng hoặc sai khi biểu đạt điều gì đó bằng Tiếng Anh) và những cách dùng như "Dùng under khi thứ gì đó được che hoặc ẩn đi bởi thứ gì ở trên nó".

Tôi lướt qua cuốn sách, từ trang này qua trang kia. Khi nhìn vào một ví dụ sai, tôi đã nghĩ là "Đương nhiên là nó sai rồi, nghe tệ khủng khiếp". Khi nhìn vào những cách dùng Tiếng Anh trong cuốn sách, và thực sự thì tôi cũng không cần chúng cho lắm! Tôi có thể nhìn vào một câu và nhận xét xem nó ổn hay không.

Tôi như một người Tiếng Anh bản ngữ vậy. Bằng cách đọc sách, xem TV, nghe các bản ghi .v.v. Tôi đã nạp rất nhiều input để rồi khả năng nhận thức Tiếng Anh dần phát triển trong tôi.

Đọc thêmedit

- Đang chỉnh sửa (các bài viết này vẫn chưa có Tiếng Việt)